Big Data là gì?
Big Data được dịch như sau: Big là “Lớn” Data là “Dữ liệu”, quá đó gọi là “dữ liệu lớn”. Theo Wikipedia, Big Data có thể hiểu là:
“Big data là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được. Dữ liệu lớn bao gồm các thách thức như phân tích, thu thập, giám sát dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, truyền nhận, trực quan, truy vấn và tính riêng tư. ”
Các đặc trưng của Big data
Cũng theo Wikipedia, Big data có các đặc trưng cơ bản như sau:
“Volume (Dung lượng)
Số lượng dữ liệu được tạo ra và lưu trữ. Kích thước của dữ liệu xác định giá trị và tiềm năng insight- và liệu nó có thể thực sự được coi là dữ liệu lớn hay không.
Variety (Tính đa dạng)
Các dạng và kiểu của dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và các kiểu dữ liệu cũng có rất nhiều cấu trúc khác nhau.
Velocity (Vận tốc)
Trong trường hợp này nghĩa là tốc độ các dữ liệu được tạo ra và xử lý để đáp ứng các nhu cầu và thách thức trên con đường tăng trưởng và phát triển.
Veracity (Tính xác thực)
Chất lượng của dữ liệu thu được có thể khác nhau rất nhiều, ảnh hưởng đến sự phân tích chính xác.
Nhà máy và các hệ thống không thực-ảo có thể có một hệ thống 6C bao gồm:
- Kết nối (cảm biến và mạng)
- Đám mây (tính toán và dữ liệu theo yêu cầu)
- Nội dung ảo (mẫu và bộ nhớ)
- Nội dung / ngữ cảnh (ý nghĩa và tương quan)
- Cộng đồng (chia sẻ và cộng tác)
- Tuỳ chỉnh (cá nhân hoá và giá trị)”
Như vậy có thể hiểu cơ bản về thuật ngữ Big Data là gì và chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tiếp các vấn đề khác của Big Data trong các phần tiếp theo sau đây.
Big Data có vai trò quan trọng như thế nào?
Vì Big Data là dữ liệu với rất nhiều các vấn đề khác nhau nên nó cần thiết đối với tất cả mọi người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để xem Big Data có vai trò quan trọng như thế nào nhé.
Những ý nghĩa của Big Data
Đối với Big Data, người ta đa chỉ ra những ý nghĩa sau đây:
- Big Data giúp giảm chi phí, giảm thời gian và giúp phát triển sản phẩm với dịch vụ tối ưu nhất, nhờ đó bạn có thể tìm ra quyết định thông minh nhất, sáng suốt nhất.
- Giúp bạn hoàn thành tốt một số những tác vụ như: Xác định nguyên nhân khiến bạn thất bại, tạo được các chương trình khuyến mãi hợp lý phù hợp với thói quen của khách hàng với hoạt động kinh doanh, có thể tính toán và lường trước được các rủi ro có thể gặp phải và biết được hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến kinh doanh.
- Giúp thu thập lượng thông tin lớn từ các website. Doanh nghiệp có thể tận dụng công cụ này để phân tích các dữ liệu phục vụ cho khâu phân tích thị trường để tạo ra các chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, giúp doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu được hành vi của khách hàng.
- Có thể từ nguồn Big Data để xây dựng một website với nội dung thu hút. Từ đó bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu được hành vi mua hàng. Khi dữ liệu càng được cập nhật nhiều thì tức là việc phân tích sẽ càng mang độ chính xác cao. Lời khuyên cho các doanh nghiệp: Tạo ra nhiều nội dung trên nhiều kênh xã hội khác nhau.
- Big Data có thể giúp chính phủ dự đoán được tỉ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của mọi người ở đất nước. Từ đó biết đầu tư đúng hướng để giảm chi phí, tăng tính hiệu quả cho các hạng mục.
Big Data là dữ liệu quan trọng với các doanh nghiệp và đồng thời đây cũng là một trong những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Nếu không hiểu rõ, không biết cách để tạo ra và vận dụng nguồn dữ liệu lớn này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ đi thụt lùi lại.
Big Data được tạo ra từ những nguồn nào?
Có khá nhiều nguồn được tạo và cập nhật vào Big Data. Chúng ta sẽ cùng xem đó là những nguồn nào dưới đây nhé.
Các nguồn tạo ra Big Data
- Hộp đen dữ liệu: Loại dữ liệu này được thu thập từ các loại phương tiện như máy bay phản lực và trực thăng. Dữ liệu được tạo ra từ hộp đen sẽ là giọng nói của Phi hành đoàn, những bản thu âm và các thông tin từ chuyến bay được ghi lại.
- Dữ liệu từ các kênh truyền thông trên mạng xã hội: Đây là một nguồn Big Data cực kỳ lớn và rất có ích hiện nay. Nhất là trong thời kỳ mạng xã hội gần như gắn liền với cuộc sống của mỗi cá nhân. Các mạng xã hội phổ biến có thể kể đến mà nhiều người sử dụng là: Twitter, Facebook, Instagram, Pinterest và Google+, Zalo…
- Dữ liệu giao dịch chứng khoán: Dữ liệu này có thể thu thập được từ thị trường chứng khoán. Dữ liệu này cho bạn biết về các nhu cầu mua, bán cổ phiếu của khách hàng ra sao.
- Dữ liệu điện lực: Nguồn dữ liệu này sẽ được tạo ra bởi điện lực. Đây là những thông tin cụ thể từ những điểm giao nhau của các nút thông tin sử dụng.
- Dữ liệu giao thông: Dữ liệu này là sức chứa, mẫu phương tiện giao thông và độ sẵn sàng cùng khoảng cách đã đi được của từng loại phương tiện giao thông.
- Dữ liệu các thiết bị tìm kiếm: Dữ liệu này được tạo ra từ những loại công cụ tìm kiếm và đây được xem là nguồn dữ liệu lớn nhất của Big Data. Đây là nơi bất cứ thông tin nào cũng sẽ được tìm kiếm tùy nhu cầu. Lấy ví dụ đơn giản như google là một dữ liệu Big Data điển hình nhất.
Vậy Big Data được sử dụng trong những trường hợp nào?
Đối với Big Data, người ta thường sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau sau đây:
- Thực hiện phân tích khách hàng: Thông qua Big Data, các công ty có thể kiểm tra dữ liệu khách hàng. Từ đó giúp nâng cao trải nghiệm, cải thiện các chiến lược và chương trình nhằm thu hút và chuyển đổi tỉ lệ cao hơn.
- Phân tích các hoạt động: Việc phân tích các hoạt động sẽ giúp nâng cao được hiệu quả hoạt động và sử dụng tốt hơn các tài sản của công ty. Đây chính là mục tiêu hướng đến của mỗi công ty vì mong muốn việc đầu tư sẽ hiệu quả hơn. Thông qua Big Data doanh nghiệp có thể vận hành được hiệu quả và giúp cải thiện được hiệu suất.
- Giúp phòng chống gian lận: Nhờ việc phân tích các hoạt động dữ liệu mà doanh nghiệp có thể xác định được những hoạt động khả nghi gây tổn thất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể tìm ra được đối tượng gian lận và tiến hành xử lý.
- Giúp tối ưu hóa giá cả: Nhờ Big Data, công ty có thể phân tích dữ liệu và đặt mức giá cho phù hợp nhất với khách hàng.
Lời kết
Việc phân tích Big Data sẽ giúp các doanh nghiệp biết được mình cần làm gì trong các chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó giúp tối ưu chi phí, đem lại hiệu quả hơn