Cách tính khấu hao theo quy định

Nguyên tắc cách tính khấu hao tài sản theo quy định

Tính khấu hao tài sản theo quy định của Pháp Luật được áp dụng với các đối tượng cụ thể. Quy định này được ghi rõ tại Điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC như sau:

Nguyên tắc của cách tính khấu hao tài sản theo quy định ghi rõ tại điều 2 của Thông tư 45/2013/TT-BTC

“a) Tài sản cố định tại cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội;

  1. b) Tài sản cố định là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội quy định tại khoản 1 Điều 69, khoản 2 Điều 70 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
  2. c) Tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.”

Khấu hao tài sản được xác định rõ ràng và cụ thể với các đối tượng trên đây. Chung quy lại, khấu hao tài sản được tính cho:

  • Tài sản cố định của các cơ quan Nhà nước…
  • Tài sản cố định của các tổ chức chính trị – xã hội
  • Tài sản cố định của Nhà nước giao cho doanh nghiệp

Về nguyên tắc để tính được quy định rõ tại điều 13 của Thông tư này.

Xem thêm: công ty con là gì

Điều 13. Nguyên tắc tính hao mòn, trích khấu hao tài sản cố định

Khoản 1 điều 13, Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định rõ về nguyên tắc tính hao mòn như sau:

Khoản 1 điều 13, Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định rõ về nguyên tắc tính hao mòn

“1. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản cố định

a) Việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Phạm vi tài sản cố định phải tính hao mòn là tất cả tài sản cố định hiện có quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này tính đến ngày 31 tháng 12 của năm tính hao mòn;

b) Tài sản cố định quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư này thực hiện tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;

c) Trường hợp bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì hao mòn tài sản cố định của năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền quyết định bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản;

d) Trường hợp kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản cố định được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.”

Với nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định này theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, bạn cần phải chú ý đến việc tính toán cho phù hợp nhất. Vì thế nếu như bạn đang muốn biết cách tính khấu hao tài sản, hãy cùng TaxPlus tìm hiểu tiếp nhé.

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định

Để tính hao mòn tài sản cố định, bạn có thể tuân thủ theo phương pháp được quy định tại điều 15 của Thông tư 45/2013/TT-BTC. Vì thế bạn cần phải chú ý đến việc tính khấu hao tài sản để giúp các doanh nghiệp xác định được điều này.

Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định quy định tại điều 15 của Thông tư 45/2013/TT-BTC

Cách tính khấu hao tài sản

Quy định tại điều 15, Thông tư 45/2013/TT-BTC ghi rõ:

“1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

= Nguyên giá của tài sản cố định x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:

Số hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n) = Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) + Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) Số hao mòn tài sn cố định gim trong năm (n)

Bạn có thể căn cứ theo quy định về cách tính trên đây để biết cách tính về khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra căn cứ theo công thức trên, bạn cũng có thể tính được mức trích khấu hao năm cuối cùng như sau:

Mức trích khấu hao năm cuối cùng = Nguyên giá của tài sản cố định Số khấu hao lũy kế tới trước năm cuối cùng

Cách tính khấu hao tài sản có thểt áp dụng theo các công thức trên đây. Cách tính không quá khó nên bạn hoàn toàn có thể thực hiện để đảm bảo độ chính xác và chính xác nhất.

Lưu ý về cách tính khấu hao tài sản

Cách tính khấu hao tài sản cố định được quy định thêm tại các khoản 2, 3, 4 của điều 15:

“2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.

  1. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
  2. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.”

Cách xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định

Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo công thức sau:

T = T(1 – t1/T1)

Công thức này với các thành phần cụ thể gồm:

  • T: Đây là thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
  • T1: Đây là thời gian trích khấu hao ban đầu của TSCĐ được xác định theo quy định ghi rõ tại Phụ lục 1 ban hành kèm với Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
  • T2: Thời gian trích khấu hao theo đánh giá lại của TSCĐ được xác định theo quy định ghi rõ tại Phụ lục 1 được ban hành kèm với Thông tư số 45/2013/TT-BTC.
  • t1: Đây là thời gian thực tế đã tiến hành trích khấu hao của TSCĐ.

Cách xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định

Cách xác định mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ dành cho những năm còn lại:

Mức trích khấu hao năm trung bình hàng năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của tài sản cố định : Thời gian trích khấu còn lại của TSCĐ

Mức trích khấu hao của tài sản cố định trung bình hàng tháng sẽ được tính như sau:

Mức trích khấu hao năm trung bình hàng tháng của TSCĐ = Số khấu hao phải trích cả năm : 12 tháng

Lời kết

Cách tính khấu hao tài sản không khó và bạn hoàn toàn có thể thực hiện để đảm bảo độ chính xác theo quy định của Pháp Luật. 

Leave Comments

0909016787
 0909 01 6787