Bảo hiểm thai sản là sự hỗ trợ tuyệt vời cho phụ nữ trong thời kỳ sinh nở, mang thai. Vậy ai được hưởng loại bảo hiểm này? Và họ cần làm những thủ tục nào để hưởng bảo hiểm? Chúng ta hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cho bạn nhé.
Đối tượng được hưởng bảo hiểm thai sản
Bảo hiểm thai sản là một mức hỗ trợ dành cho phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản, sinh con, nuôi con. Từ đó, giúp họ có thể nghỉ ngơi, chăm sóc con cái trong trạng thái thoải mái nhất. Dưới đây là những đối tượng được hưởng BH thai sản theo đúng quy định:
- Lao động nữ đang mang thai.
- Người lao động nữ sinh con.
- Người lao động nhận con nuôi nhỏ hơn 06 tháng tuổi.
- Lao động nữ đi đặt vòng tránh thai, thắt ống dẫn trứng hay áp dụng những biện pháp triệt sản khác.
- Lao động nữ đang nhận mang thai hộ, người mẹ đi thuê phụ nữ khác mang thai hộ mình.
- Lao động nam có tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và có vợ sinh con.
–> Xem cách tính bảo hiểm xã hội
Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản
Để tránh những trường hợp gian lận, Luật Bảo hiểm đã quy định rất rõ về điều kiện hưởng BHTS (bảo hiểm thai sản) của người lao động. Cụ thể như sau:
- Trong 12 tháng trước khi sinh con, mang thai, nuôi con… lao động nữ phải đóng đủ 06 tháng BHXH trở lên.
- Với những lao động nữ đã đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên nhưng phải nghỉ việc khi dưỡng thai do thể trạng thì cần đóng BHXH tối thiểu 03 tháng trong vòng 1 năm trước khi sinh con.
Trong một số trường hợp, điều kiện cụ thể có thể sẽ thay đổi đôi chút. Để biết rõ, bạn gọi hotline: 0853 9999 77 TaxPlus sẽ giải đáp & tư vấn trực tiếp giúp bạn hiểu rõ hơn. Từ đó áp dụng cho bản thân một cách chính xác nhất. Hoặc tham khảo dịch vụ Lao động & BHXH bên TaxPlus tại đây.
Các chế độ hưởng bảo hiểm thai sản
Các đối tượng sẽ hưởng bảo hiểm theo chế độ khác nhau. Hãy xem xét với những đối tượng chính của luật bảo hiểm nhé.
Lao động nữ mang thai hộ
Đối với lao động nữ đang đóng BHXH bắt buộc, trong trường hợp mang thai hộ sẽ được hưởng thai sản đến khi giao con cho người thuê mang thai hộ. Tuy nhiên, không được kéo dài quá 6 tháng khi sinh 1 con. Với thai sinh đôi, thời gian nghỉ không được kéo dài hơn 7 tháng.
Nếu rơi vào trường hợp từ khi sinh đến lúc giao con hoặc con chết chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ được nghỉ thêm. Thời gian thai sản lúc này sẽ được tính là 60 ngày. Chồng của người mang thai hộ cũng sẽ được nghỉ chế độ thai sản nếu đang đóng bảo hiểm theo quỹ ốm đau hợp lệ.
Lao động nữ nhờ mang thai hộ
Một lao động nữ sẽ được trợ cấp thai sản khi thuê người mang thai nếu có đóng BHXH đủ từ 6 đến 12 tháng tính đến lúc nhận con. Trong trường hợp không đóng BHXH hay không đủ điều kiện hưởng, chồng của người đó sẽ nhận 2 tháng lương cơ sở trợ cấp nuôi con.
Trong trường hợp con chết, người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được nghỉ như sau:
- Con chết khi dưới 2 tháng tuổi: Lao động nữ sẽ được nghỉ 4 tháng tính từ lúc sinh con.
- Con chết khi đủ hoặc hơn 2 tháng: Nghỉ 2 tháng nữa tính từ ngày đứa trẻ chết.
Dưỡng sức khỏe sau khi mang thai
Trong trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe sau khi sinh con, phụ nữ cần liên hệ với các đơn vị y tế để làm thủ tục. Từ đó, làm việc với doanh nghiệp cũng như nơi quản lý bảo hiểm xã hội để hưởng thêm những chính sách phù hợp với bản thân mình.
Mức hưởng bảo hiểm
Ở mỗi thời điểm trong quá trình mang thai, sinh con, phụ nữ sẽ được hưởng những chế độ khác nhau. Khoản tiền hỗ trợ cũng theo đó mà thay đổi khá nhiều.
Mức hưởng khám thai
Trong thời gian mang thai, phụ nữ được hưởng 05 ngày nghỉ để thực hiện việc khám thai. Còn chi phí khám tùy thuộc từng trường hợp sẽ do bảo hiểm y tế chi trả một khoản phần trăm nhất định. Những ngày nghỉ này là có phép và người lao động vẫn được hưởng lương như thường.
Sảy thai, nạo thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý…
Nếu lao động nữ mang thai nạo, hút thai hay phá thai do thai chết lưu, bệnh lý thì được hưởng mức nghỉ như sau:
- 10 ngày nếu thai chết dưới 5 tuần tuổi.
- 20 ngày nếu thai ở tuần tuổi từ 5 đến dưới 13.
- 40 ngày nếu thai chết từ 13 đến dưới 25 tuần.
- 50 ngày đối với những thai lớn hơn 25 tuần.
Thời gian nghỉ này đã tính cả ngày nghỉ, ngày lễ. Mức tiến được hưởng được tính như sau:
[Mức tiền hưởng = A/30 * 100% * N]
Trong đó:
- A là mức lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc.
- N là số ngày nghỉ của người lao động.
Từ công thức này, mọi người có thể dễ dàng tính được khoản tiền mình sẽ nhận được trong trường hợp có vấn đề ở thai kỳ.
Khi thực hiện biện pháp tránh thai
Khi thực hiện biện pháp triệt sản, tránh thai, lao động nữ cũng được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, lịch nghỉ cụ thể như sau:
- 7 ngày nếu lao động nữ tiến hành đặt vòng.
- 15 ngày nếu lao động nữ triệt sản.
Thời gian này đã tính cả ngày nghỉ, lễ tết. Mức hưởng khi thực hiện hiện pháp tránh thai là 100% của 1 tháng lương bình quân của 6 tháng kế trước khi tiến hành biện pháp triệt sản, tránh thai.
Mức hưởng khi sinh con
Khi sinh con, phụ nữ sẽ được hưởng mức bảo hiểm thai sản theo đúng chế độ của pháp luật. Đó chính là 06 tháng lương bình quân theo đúng mức đóng của lao động trước khi nghỉ việc để sinh con.
Thủ tục/ hồ sơ làm bảo hiểm thai sản
Trước khi nghỉ thai sản, người lao động & doanh nghiệp quản lý cần nhanh chóng làm hồ sơ. Nếu không, việc hưởng BHTS sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn.
Hồ sơ cần thiết để xin hưởng Bảo hiểm thai sản
Người lao động thuộc diện hưởng BHTS cần chuẩn bị hồ sơ, các loại giấy tờ hợp lệ. Theo đúng trường hợp.
Đối với lao động nữ mang thai hộ
- Mẫu đơn C70a-HD.
- Giấy khai sinh/ giấy chứng sinh của con. Trong trường hợp cần thiết, có thể thay thế bằng Trích lục khai sinh của con. (Chuẩn bị 1 bản sao, có công chứng đúng quy định).
- Bản thỏa thuận của hai bên về việc mang thai hộ. Mẫu sẵn của nó đã được ban hành kèm theo điều 96 của bộ Luật hôn nhân và gia đình.
- Trong trường hợp con sinh ra chết, cần có giấy chứng tử, bệnh án hoặc các giấy tờ tương đương.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chết khi sau sinh: Cần giấy trích lục khai tử hoặc giấy chứng tử.
- Giấy xác nhận ra viện, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh..
Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ
- Mẫu đơn C70a-HD theo đúng quy định.
- Giấy khai sinh, chứng sinh của con. Ngoại trừ trường hợp con sinh ra chết ngay khi chưa kịp chứng sinh.
- Bản thỏa thuận mang thai hộ theo đúng mẫu có sẵn. Văn bản cần xác nhận được thời điểm bên mang thai hộ giao con cho người nhờ mang thai hộ.
- Nếu người mang thai hộ chết, cần thêm giấy chứng tử, trích lục báo tử của người mẹ.
- Nếu con chết chưa đủ 06 tháng tuổi: Trích lục khai tử hoặc giấy khai từ của con.
- Giấy xác nhận người mang thai hộ không đủ sức chăm sóc con.
Đối với phụ nữ mang thai và sinh con theo hình thức thông thường
- Sổ BHXH của lao động nữ trong diện sinh con, nuôi con, nhận con nuôi… phù hợp với quy định.
- Hồ sơ số 201 được ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH – Hồ sơ giải quyết việc hưởng chế độ thai sản, ốm đau, nghỉ dưỡng, nghỉ phục hồi sức khỏe…
- Giấy khai sinh/ giấy chứng sinh của con. Trong trường hợp cần thiết, có thể thay thế bằng Trích lục khai sinh của con. (Chuẩn bị 1 bản sao, có công chứng đúng quy định).
- Trường hợp con chết, cần giấy chứng tử hoặc bản trích lục khai tử, bệnh án của con.
Tùy từng trường hợp, hồ sơ làm bảo hiểm thai sản có thể đòi hỏi thêm một số giấy tờ. Khi đó, cơ quan quản lý Bảo hiểm sẽ tư vấn, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh, bổ sung những gì cần thiết cho hồ sơ của mình.
Thủ tục đăng ký nhận bảo hiểm thai sản
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định, bạn hãy làm theo những bước sau đây:
- Nộp hồ sơ lên cơ sở quản lý BHXH của người lao động. Bạn có thể tiến hành nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện để thuận tiện nhất cho công việc của mình.
- Sau khi thụ lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ nhanh chóng xác minh, giải quyết tính hợp lệ của hồ sơ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, tiền bảo hiểm sẽ được chuyển vào tài khoản của Công ty của người lao động đó. Công ty sẽ có trách nhiệm chi trả khoản tiền đó cho nhân viên bằng cách chuyển khoản hoặc trực tiếp.
Hiện tại, hầu hết các cơ quan đều chi trả bảo hiểm thông qua việc chuyển khoản. Nhờ đó, người lao động có thể nhận được khoản tiền hỗ trợ của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Nơi tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ
Không phải ai cũng biết đi đâu nộp hồ sơ và phải chờ bao lâu để hồ sơ được xử lý. Hãy để TaxPlus trả lời giúp bạn câu hỏi đó nhé.
Nơi tiếp nhận hồ sơ
Hiện tại, việc này do cơ quan BHXH cấp huyện, cấp quận chịu trách nhiệm. Người lao động cần đến nơi mình thực hiện đóng BH trước khi nghỉ sinh để nộp hồ sơ và chờ đợi họ xử lý theo đúng quy định, thời gian hợp lệ.
Thời gian xử lý hồ sơ
Tất cả hồ sơ gửi lên cơ quan bảo hiểm sẽ nhanh chóng được xem xét, xử lý. Trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm đó, kết quả hồ sơ sẽ được gửi trả lại cho doanh nghiệp và người lao động.
Trong trường hợp có sai sót, cơ quan sẽ thông báo để người lao động và doanh nghiệp nhanh chóng điều chỉnh.
Lời kết
Với bài viết “Cách tính bảo hiểm thai sản & thủ tục làm bảo hiểm thai sản 2020” bạn có thể biết chế độ thai sản phù hợp với những đối tượng nào. Và nó hỗ trợ ra sao cho người lao động trong quá trình sinh và nuôi con.