Hướng dẫn cách đặt tên công ty hay không bị trùng & bằng tiếng anh

Bạn quyết định mở công ty nhưng đang tìm hiểu cách đặt tên công ty như thế nào cho đúng và nhất là không bị trùng với doanh nghiệp khác. Vậy hãy theo dõi nội dung ở bài viết mà Kế Toán Thuế MHT chuẩn bị chia sẻ ngay sau đây. Tin chắc rằng bạn sẽ nắm được cơ bản cách đặt tên công ty hay mà không bị trùng nữa đấy!

Tên doanh nghiệp là gì

Tên doanh nghiệp hay tên công ty là hình ảnh, là tài sản tạo nên sự uy tín và thương hiệu của công ty trong việc kinh doanh. Từ đó giúp đối tác tìm kiếm dễ dàng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đồng thời ngăn sự nhầm lẫn, tránh gặp các sai phạm và nảy sinh các tranh chấp về sau, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh hay quyền lợi của mỗi công ty.

Thế nên trước khi đặt tên doanh nghiệp, bạn cần kiểm tra kỹ xem có bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác hay không và đặt biệt là đã đúng quy định chưa? Có như vậy quá trình đăng kí thành lập công ty mới không bị gián đoạn.

cách đặt tên công ty hay

Cần lưu ý tránh đặt tên trùng, nhầm lẫn như điều 42 Luật doanh nghiệp 2014

Quy định đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp sẽ chia làm 3 loại gồm: Tên tiếng Việt, tên công ty bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt của công ty.

Trong đó, tên tiếng Việt của doanh nghiệp/công ty phải đảm bảo hai thành tố: Tên riêng của doanh nghiệp & loại hình doanh nghiệp. Cụ thể, theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014, đặt tên cho doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ đúng các quy định sau đây:

“Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
  • Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.”

–> Xem cách phân biệt văn phòng đại diện & chi nhanh công ty

Vậy đặt tên công ty như thế nào mới đúng?

Việc đặt đúng tên công ty theo quy định sẽ giúp doanh nghiệp/công ty thuận lợi hơn trong việc làm ăn và mở rộng kinh doanh. Cụ thể:

Gợi ý cách đặt tên công ty

Tên doanh nghiệp được đặt dựa trên loại hình doanh nghiệp muốn thành lập và tên riêng của doanh nghiệp.

Ví dụ như: CÔNG TY TNHH TIN HỌC MINH HẬUCÔNG TY CP HÒA NAM

Lưu ý: Tên riêng của công ty/doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái như F, J, Z, W, kí hiệu và chứ số phải phát âm được.

Chỉ được dùng nghề, ngành kinh doanh, dựa vào hình thức đầu tư để tạo thành tên riêng cho công ty nếu công ty của bạn có đăng kí nghề, ngành đó hay tiến hành đầu tư theo hình thức đó.

Cách đặt tên bằng tiếng nước ngoài & tên viết tắt

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài cần được dịch ra tên tiếng Việt tương ứng. Có thể giữ nguyên tên của công ty hay dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Vi dụ: CÔNG TY TNHH CONSULTING TAXPLUS dịch sang tiếng Việt là CÔNG TY TNHH TƯ VẤN TAXPLUS

Cách đặt tên viết tắt của công ty/doanh nghiệp cũng rất đơn giản. Có thể đặt tên viết tắt bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh đều được:

Ví dụ: CÔNG TY TNHH TVDT MINH NGHĨA hoặc MINH NGHĨA IC COMPANY LIMITED.

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp sau này, nên khi đặt tên bạn cần chú ý tới những điều sau:

#1 Không đặt trùng tên

Không được đặt tên trùng với tên của doanh nghiệp đã đăng kí trước đó. Các trường hợp được xem là trùng tên gồm:

  • Tên bằng tiếng Việt của công ty/doanh nghiệp muốn đăng ký đọc giống như tên của doanh nghiệp đã đăng kí.
  • Tên bằng tiếng Việt của công ty/doanh nghiệp muốn đăng kí chỉ khác tên doanh nghiệp đăng kí trước bởi ký hiệu “&”.
  • Tên viết tắt của công ty/doanh nghiệp muốn đăng kí trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng kí.
  • Tên tiếng nước ngoài của công ty/doanh nghiệp muốn đăng kí trùng với tên tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đăng kí trước đó.
  • Tên riêng của công ty/doanh nghiệp muốn đăng kí khác với tên riêng của doanh nghiệp đã từng đăng kí bởi số thứ tự, số tự nhiên hay chữ cái bằng tiếng Việt ngay chính sau tên riêng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đăng kí là công ty hay chi nhánh của công ty đã đăng kí thì không vấn đề.
  • Tên riêng của công ty/doanh nghiệp muốn đăng kí khác với tên riêng của công ty đã đăng kí bởi từ “tân” nằm trước hay “mới” nằm ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã làm thủ tục đăng kí.
  • Tên riêng của công ty/doanh nghiệp muốn đăng kí chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp/công ty đã đăng kí bằng từ “miền nam”, “miền bắc”, “miền đông”, “miền tây” hay các từ có ý nghĩa tương đương. Chỉ ngoại lệ với công ty con của doanh nghiệp đó.
những điều cấm khi đặt tên công ty

Cấm kỵ trong cách đặt tên cho doanh nghiệp được quy định tại 39 Luật doanh nghiệp 2014

#2 Không dùng tên của cơ quan Nhà nước

Không được dùng tên cơ quan nhà nước, tên tổ chức chính trị, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp để làm tên riêng cho tên của doanh nghiệp, chỉ trừ khi có sự chấp nhận của đơn vị, cơ quan hay tổ chức ấy.

#3 Không dùng tên thương mại của tổ chức khác

Không được dùng tên thương mại của các cá nhân hay tổ chức khác đã đăng kí bảo hộ để làm tên riêng của công ty. Doanh nghiệp cần chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu như vi phạm quy định này.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp không được sử dụng các ký hiệu, từ ngữ vi phạm đến văn hóa, lịch sử truyền thống và thuần phong mỹ tục của đất nước Việt Nam.

#4 Tên công ty phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động

Tên công ty phải phản ánh đúng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty. Nếu bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì tên công ty cần có chữ bank. Như vậy đối tác có thể biết được công ty bạn đang làm dịch vụ gì.

Không nên đặt tên riêng của công ty mâu thuẫn với ngành nghề của công ty mình, điều này sẽ khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc nhận diện và hợp tác làm ăn với công ty bạn.

#5 Tên công ty phải có ý nghĩa

Dù bạn muốn đặt tên công ty như thế nào nhưng nếu không mang một ý nghĩa nhất định nào đó thì tên đó không có giá trị. Bởi ý nghĩa đằng sau cái tên mỗi công ty chính là thông điệp, là mục tiêu kinh doanh mà người đặt tên muốn truyền đến mọi người.

Muốn tên công ty của mình thật ấn tượng &nổi bật, hãy đặt theo địa danh hay tên riêng của người chủ công ty…

Lời kết

Wow! Thế là Kế Toán Thuế MHT để chia sẻ tất tần tật cách đặt tên công ty hay mà không bị trùng & cả cách đặt tên công ty bằng tiếng anh nữa. Rất đơn giản phải không nào. Kế Toán Thuế MHT cũng lưu ý, nếu bạn muốn đổi tên công ty hay doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi vì bạn sẽ bất ngờ với những ưu đãi hấp dẫn mà TaxPlus sẽ dành cho bạn đấy. 

Leave Comments

0909016787
 0909 01 6787