Thủ tục tạm ngừng kinh doanh trước khi giải thể công ty – Cập nhật mới

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, không phải lúc nào doanh nghiệp (DN) cũng làm ăn thuận lợi. Vì một vài nguyên nhân mà họ buộc phải tạm ngừng kinh doanh để bảo toàn số vốn không bị thất thu hay tạm ngưng để tìm kiếm thị trường và cơ hội kinh doanh mới.

Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh gồm những gì? Nơi tiếp nhận & thời gian xử lý như thế nào? Kế Toán Thuế MHT đã tổng hợp chi tiết ở nội dung sau đây. Cùng theo dõi nhé!

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Với công ty TNHH MTV và Doanh Nghiệp Tư Nhân

  • Thông báo của doanh nghiệp về tạm ngừng kinh doanh, trong đó người đại diện pháp luật đóng dấu và ký tên công ty.
  • Quyết định của chủ doanh nghiệp về tạm ngừng kinh doanh, trong đó người đại diện pháp luật đóng dấu, ký tên công ty.

–> Xem quyền & nghĩa vụ của người đại diện công ty click tại đây

Với công ty CP (cổ phần), công ty TNHH hai thành viên trở lên

Có thông báo của công ty về tạm dừng hoạt động, đại diện pháp luật đóng dấu và ký tên.

  • Quyết định của hội đồng cổ đông hay của hội đồng thành viên về tạm ngừng kinh doanh của công ty. Có chữ ký và đóng dấu của chủ tịch hội đồng quản trị hay chủ tịch hội đồng thành viên.
  • Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông hay hội đồng thành viên về biểu quyết thông qua việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp. Trong đó các cổ đông hay thành viên công ty cùng ký tên.

–> Quyền và nghĩa vụ của từng loại cổ đông theo luật doanh nghiệp 2014

Quy trình tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Bước 1: Nộp báo cáo thuế đến thời điểm tạm ngưng kinh doanh

Trước khi doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh thì cần hoàn tất thủ tục về thuế. Vì trong thời gian ngừng hoạt động, DN không thực hiện những kí kết bất cứ hợp đồng, xuất hóa đơn hay có những hoạt động kinh doanh sản xuất khác. Thế nên doanh nghiệp buộc phải nộp báo cáo thuế, như vậy cơ quan nhà nước mới quản lí được tình hình hoạt động của công ty.

Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngưng hoạt động lên sở KHĐT

Muốn thực hiện tạm ngưng hoạt động kinh doanh, DN cần nộp hồ sơ tạm ngưng và thông báo lên Sở Kế hoạch & Đầu tư của tỉnh nơi doanh nghiệp đăng kí trụ sở hoạt động chính. Bởi vì Sở Kế hoạch & Đầu tư quản lý mọi vấn đề của DN nên khi thực hiện tạm ngưng thì cần làm hồ sơ thông báo lên sở KHĐT

Bước 3: Nộp hồ sơ tạm ngưng tại chi cục thuế

Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ lên chi cục thuế nhằm thông báo cho cơ quan thuế biết việc tạm ngưng kinh doanh. Từ đó, cơ quan thuế quản lí đóng thuế môn bàithuế giá trị gia tăng hay thu nhập của doanh nghiệp và việc sử dụng hóa đơn.

Thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014, DN có thể tạm ngừng kinh doanh nhưng buộc phải thông báo bằng văn bản cụ thể về thời hạn, thời điểm tạm dừng hay tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng kí kinh doanh chậm nhất là 15 ngày trước khi tạm ngừng hay tiếp tục kinh doanh.

Thời gian tạm ngừng kinh doanh phải ghi trong thông báo không được quá thời hạn một năm. Sau khi hết thời hạn, nếu DN vẫn tạm ngừng kinh doanh thì cần thông báo đến cơ quan đăng ký. Tuy nhiên tổng thời gian DN tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không thể vượt quá hai năm.

Khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh trọn năm thì không cần làm báo cáo quý, báo cáo tài chính công ty trong năm tạm ngưng. Và đặc biệt là không cần nộp bất cứ loại thuế nào, kể cả thuế môn bài.

Nơi tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, DN nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch & Đầu tư của tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp.

Thời gian xử lý hồ sơ sẽ thực hiện trong vòng 3 ngày nộp lên Sở KHĐT (không tính từ ngày nộp).

Ví dụ nếu nộp hồ sơ từ ngày 10/12/2018 thì đến ngày 13/12/2018 sẽ nhận được kết quả tạm ngưng. Nhưng thời gian thực tế tạm ngưng bắt đầu từ ngày 01/01/2019.

Các vấn đề thuế cần nắm rõ khi tạm ngưng hoạt động kinh doanh

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, DN phải nộp đủ thuế còn nợ và tiếp tục thanh toán hết từng khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng với khách hàng đã ký và người lao động. Trừ các trường hợp chủ nợ, doanh nghiệp, người lao động & khách hàng có thỏa thuận khác.

Khi tạm dừng hoạt động kinh doanh, DN cần kê khai thuế và nộp thuế theo quy định sau:

Thuế môn bài

Không cần nộp thuế môn bài trong trường hợp muốn tạm ngừng kinh doanh tròn 1 năm. Nếu tạm dừng kinh doanh không tròn 1 năm thì vẫn nộp thuế & kê khai thuế môn bài theo quy định.

–> Mức phạt khi nộp chậm thuế môn bài

Thuế GTGT & tình hình sử dụng hóa đơn

Doanh nghiệp không nộp thuế giá trị gia tăng, báo cáo việc sử dụng hóa đơn tính từ thời điểm được xác nhận doanh nghiệp đang tạm dừng.

Báo cáo tài chính

Doanh nghiệp tạm dừng tròn năm không tiến hành nộp báo cáo tài chính. Với trường hợp tạm ngừng không tròn năm vẫn thực hiện nộp báo cáo tài chính cho khoảng thời gian doanh nghiệp đăng kí tạm dừng.

–> Tham khảo các bước lập báo cáo tài chính

Như vậy có thể thấy, với doanh nghiệp muốn tạm ngừng kinh doanh kể cả năm tài chính hay năm dương lịch, không nộp thuế môn bài, không phát sinh thuế, không khê khai, báo cáo tài chính, thuế GTGT.

Nhưng với trường hợp tạm dừng kinh doanh 1 năm, không trùng năm dương lịch thì vẫn thực hiện nộp thuế môn bài & kê khai của cả năm dương lịch thứ nhất.

Trong năm dương lịch thứ hai, DN muốn hoạt động trở lại khoảng 6 tháng đầu năm thì phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, còn với 6 tháng cuối năm thì chỉ nộp 50% thuế môn bài của cả năm.

–> Xem bậc thuế môn bài 2019 nhấp vào đây

Lưu ý thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

  • Doanh nghiệp cần đưa ra thông báo bằng văn bản chính thức về thời hạn và thời gian tạm dừng hay tiếp tục kinh doanh đến cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh ít nhất là 15 ngày trước lúc tạm dừng.
  • Công ty cần công bố trên trang ấn phẩm & trang thông tin điện tử, mặt khác niêm yết công khai tại địa điểm hay trụ sở chính kinh doanh của công ty về việc tạm ngừng kinh doanh trong 36 giờ.
  • Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không vượt quá một năm.
  • Khi đã hết thời hạn thông báo, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì cần thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian dừng kinh doanh không được liên tiếp vượt quá 2 năm.
  • Trong thời gian tạm dừng kinh doanh, công ty/doanh nghiệp buộc nộp đầy đủ số thuế nợ, hoàn thành các hợp đồng đã ký. Trừ trường hợp giữa chủ nợ, khách hàng, doanh nghiệp và người lao động có những thỏa thuận khác.
  • Thời gian doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh vẫn phải đóng thuế môn bài & báo cáo tài chính trong những tháng chưa dừng của năm.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về hồ sơ/thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh mà Kế Toán Thuế MHT  muốn chia sẻ đến DN. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho quá trình thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Leave Comments

0909016787
 0909 01 6787